Gà bị mất thăng bằng, di chuyển khó khăn, không đi lại được,… thì khó có thể ra đấu trường cũng như tham gia các trận đá gà trực tiếp. Ngay cả việc đứng cũng không vững thì làm sao có thể tấn công đối thủ, đúng không nào? Tuy nhiên đây có thể là triệu chứng của một căn bệnh nguy hiểm mà anh em không nên lơ là bỏ qua.
Gà bị mất thăng bằng là bệnh gì?
Gà bị mất thăng bằng được xếp vào triệu chứng của bệnh ký sinh trùng đường máu. Cụ thể căn bệnh này sẽ thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7 – 12 ngày. Tình trạng mất thăng bằng là một trong những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện, kéo theo đó là:
– Gà ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn
– Sốt cao
– Mào chuyển sang màu tím nhạt rồi trắng bệnh
– Gà di chuyển khó khăn, thở gấp, thiếu máu
– Gà đi ngoài nhiều, phân màu xanh lá cây, có nhớt, thậm chí là lẫn máu bên trong
– Nhiều con còn chảy cả máu miệng
Thời gian ủ bệnh càng dài thì các triệu chứng càng nặng và tăng dần lên.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ký sinh trùng đường máu là gì?
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà không phải là hiếm gặp, thường xuất hiện trong mô hình nuôi gà thả vườn – thả đồi. Thời điểm phát bệnh cao nhất theo ghi nhận là vào mùa hè, nắng nóng, hay thời điểm giao mùa từ hè sang mưa. Lúc này nhiều côn trùng gây hại phát triển và trở thành mầm bệnh, chẳng hạn như ruồi, muỗi,….
Bệnh này do đơn bào Leucocytozoon ký sinh trong máu, phá hủy các tế bào hồng cầu cũng như bạch cầu,…
Hướng dẫn phòng và điều trị tình trạng gà bị mất thăng bằng do ký sinh trùng đường máu
Để trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà, hãy cho sử dụng liệu trình gồm: Sulphamonomethoxine, trimethoprim, vitamin A và vitamin K3. Mỗi sản phẩm đều có liều lượng dùng riêng, anh em nhớ làm theo hướng dẫn.
Nếu trong quá trình chữa bệnh gà có biểu hiện nóng sốt thì cho dùng thuốc hạ sốt của người dùng nươc, nhớ là liều dùng chỉ khoảng 1/4 hoặc 1/2 so với người thôi.
Bên cạnh quá trình điều trị thì phòng bệnh cũng là yếu tố cần quan tâm hàng đầu. Như đã nói ở trên, thời điểm phát bệnh là vào mùa hè hoặc ẩm ướt, vật trung gian truyền bệnh có thể là ruồi, muỗi,…. Do đó kê sư nhớ vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, đảm bảo môi trường sống cho chiến kê, bên cạnh đó có thể treo thêm sả trong chuồng để xui đuổi ruồi, muỗi.
Hạn chế việc thả lang, để gà ăn uống bậy bạ như tự mổ tìm thức ăn dưới đất. Đúng là với gà đá, việc thả rông sẽ rất tốt để gà phát triển toàn diện thể chất và sức khỏe. Tuy nhiên mỗi ngày chỉ thả khoảng 30 phút, nhìn chung mô hình nuôi dưỡng vẫn nên tách riêng từng con để hạn chế thấp nhất khi bùng phát bệnh truyền nhiễm, hạn chế thấp nhất sự lây lan.
Kết luận
Gà bị mất thăng bằng là dấu hiệu của bệnh ký sinh trùng trong máu của chiến kê. Anh em nhớ quan sát gà thường xuyên để hỗ trợ điều trị sớm nhất khi phát bệnh. Trong trường hợp gà đi đứng không vững không phải do bệnh thì hãy kiểm tra chân gà xem có bị thương trong quá trình tập luyện hay sau thi đấu không và áp dụng các phương thức chữa trị thông thường là được.
Xem thêm :